Soạn văn Lớp 12

Soạn bài Vợ nhặt - Kim Lân

491 lượt xem
Soạn bài: “Vợ Nhặt” - ngữ văn 12 tập 2 siêu hay. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, Sytu.vn giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực chất: cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Vợ Nhặt” cực hay - Sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Vợ nhặt - Kim Lân phổ thông nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 33 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Dựa vào mạch truyện, có thể chia tác phẩm thành mấy đoạn? Ý chính của mỗi đoạn? Mạch truyện đã được dẫn dắt như thế nào?

Trả lời

Tác phẩm có thể được chia thành bốn phần:

- Phần 1 (từ đầu đến "hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần"): Cảnh Tràng đưa thị về nhà.

- Phần 2 (tiếp đến "đẩy xe bò về"): Kể lại việc Tràng và Thị gặp nhau và lí do họ nên duyên vợ chồng.

- Phần 3 (tiếp đến "nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng"): Tình thương của bà cụ Tứ đối với hai vợ chồng

- Phần 4 ( phần còn lại): Niềm tin vào một tương lai tươi sáng.

Câu 2
Câu 2 (trang 33 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung,

Trả lời

a. Giữa nạn đói khủng khiếp. Tràng bất ngờ lấy được vợ nhờ bốn bát bánh đúc. Người dân xóm ngụ cư, bà cụ Tứ và ngay cả bản thân Tràng cũng không tin đó là sự thật. Bởi vì:

- Hoàn cảnh:

+ Tràng là một anh con trai nghèo,có ngoại hình xấu, thô kệch.

+ Gia cảnh của Tràng nghèo khổ, là dân xóm ngụ cư (không có ruộng đất). Giữa nạn đói khủng khiếp, Tràng lại lấy vợ. Đây là một chuyện vui cũng là một chuyện buồn, lấy vợ đồng nghĩa với việc trong nhà thêm một miệng ăn, cuộc sống đã nghèo nay lại càng khó khăn hơn.

- Dân xóm ngụ cư ngạc nhiên bàn tán rồi cũng nghĩ: "Biết có nuôi nổi nhau sống qua cái thì này không?" và họ cũng im lặng.

- Bà cụ Tứ lại càng ngạc nhiên hơn. Bà lão chẳng hiểu gì, rồi "cúi đầu im lặng" với nỗi lo riêng mà rất chung: "Biết chúng có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?".

- Bản thân Tràng cũng bất ngờ với chính hạnh phúc của mình. "Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà đến bây giờ hắn vẫn còn đang ngờ ngợ". Thậm chí sáng hôm sau Tràng vẫn chưa hết bàng hoàng.

b. Tình huống truyện mà Kim Lân xây dựng vừa bất ngờ, vừa nghịch lý nhưng cũng vừa có lý.

- Giữa nạn đói khủng khiếp 1945, hơn 2 triệu người dân chết đói, khi ấy số phận con người rẻ rúng đến tội. Người ta có vợ một cách dễ dàng- "nhặt" vợ

- Thế nhưng họ vẫn khát khao có được tổ ấm gia đình, ngay cả lúc đói khát, cận kề cái chết họ vẫn hy vọng một tương lai tươi sáng.

c. Qua tình huống truyện độc đáo, tác phẩm thể hiện rõ giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật của Kim Lân đã gửi gắm.

Giá trị hiện thực: Qua những nét miêu tả bức tranh xám xịt ngày đói, tác giả tối cáo tội ác thực dân, phát xít

- "Nhặt vợ" là "nhặt" được hạnh phúc, nhưng khi nó không còn là hạnh phúc nữa mà trở thành cái khốn cùng của cuộc sống.

Vì quá đói mà Thị "ăn liền một chập bốn bát bánh đúc", tin vào lời đùa của Tràng mà chạy ra đẩy xe cùng về nhà. Ta thấy vì đói khát mà con người bị tha hóa, trơ trẽn, bất chấp cả thẹn chỉ để no bụng.

Giá trị nhân đạo: Tình nhân ái, cưu mang đùm bọc nhau trong cảnh đói nghèo, khát vọng hướng tới sự sống và hạnh phúc

Giá trị nhân đạo ở tác phẩm này là trong bối cảnh bi thảm nhưng con người vẫn vươn lên, hy vọng vào tương lai tươi sáng. Bà cụ Tứ, Tràng và ngay cả Thị luôn muốn hướng đến một tương lai tốt đẹp, hạnh phúc về sau

Đúng như tác giả đã nói, đại ý: những người nghèo khổ, ngay bên cạnh cái chết, họ vẫn không ngừng tìm đến hạnh phúc.

Giá trị nghệ thuật: Xây dựng tình huống truyện độc đáo, éo le. Từ đó làm nổi bật lên tính cách của con người

Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, các chi tiết được sắp xếp tạo sự hứng thú, tò mò cho người đọc

Bút pháp miêu tả tâm lí, thế giới nội tâm nhân vật tinh tế

Ngôn ngữ gần gũi, giản dị, mộc mạc mang đậm dấu ấn của vùng nông thôn Bắc Bộ - một trong những đặc trưng trong phong cách sáng tác của Kim Lân

 

Câu 3
Câu 3 (trang 133 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Dựa vào nội dung truyện, hãy giải thích nhan đề Vợ nhặt. Qua tình huống trong truyện, hiểu gì về tình cảm và thân phận của người nông dân nghèo trong nạn đói 1945?

Trả lời

Ý nghĩa nhan đề:

+ Vợ là người đầu ấp tay gối, san sẻ cả cuộc đời với người đàn ông. Để lấy vợ, theo phong tục người đàn ông phải tìm hiểu và cưới xin đường hoàng, trang trọng.

+ "Nhặt": Động từ nhặt nghĩa là hành động ta cầm vật bị đánh rơi lên.

=> "Vợ nhặt": Nhan đề truyện độc đáo, vì người ta chỉ nhặt đồ vật chứ không ai nhặt một con người về làm vợ. Cụ thể là anh Tràng "nhặt" được vợ nhờ vào những câu bông đùa và bốn bát bánh đúc.

Qua tình huống truyện:

+ Qua tình huống “nhặt được vợ” của Tràng, tác giả đã thể hiện được cảnh ngộ thê thảm của con người lúc bấy giờ.

Câu 4
Câu 4 (trang 33 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Cảm nhận về niềm khát khao tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng, Kim Lân đã có những phá hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng (lúc quyết định lấy vợ, khi dẫn vợ về qua xóm ngụ cư và nhất là trong b

Trả lời

- Cũng như bao người con trai khác, anh Trành cũng có niềm khát khao tổ ấm gia đình nhưng lại rất thô sơ, chất phác. Khát vọng đó giúp anh không còn nghĩ đến những nỗi lo, sợ hãi trước nạn đói và lớn hơn là cái chết.

Những phát hiện tinh tế và sâu sắc của Kim Lân.

- Khi Tràng quyết định cho người đàn bà theo về, anh cũng lo lắng như liều lĩnh tặc lưỡi: "Chậc, kệ", đó là thái độ mạnh mẽ và dứt khoát. Trên đường về xóm ngụ cư, Tràng "phởn phơ", "vênh vênh ra điều". Trong phút chốc, giờ đây "chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên" và cảm giác êm dịu của một anh Tràng lần đầu tiên đi cạnh Thị.

- Buổi sáng đầu tiên có vợ, Tràng biến đổi hẳn "Hắn thấy bây giờ hắn mới nên người". Tràng cảm thấy mình có trách nhiệm và biết gắn bó với tổ ấm gia đình.

- Sự sâu sắc của Kim Lân khi thể hiện niềm khát khao hạnh phúc của người nông dân khốn khổ ở chỗ, ông đã cho ta thấy: người dân lao động, dẫu đứng trước cái chết, cái khổ của sự đói nghèo vẫn luôn nghĩ tới cuộc sống và họ không ngừng tìm kiếm hạnh phúc. Đó là giá trị nhân bản sâu sắc nhất của thiên truyện.

Câu 5
Câu 5 (trang 33 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Phân tích tâm trạng buồn vui lẫn lộn của bà cụ Tứ, qua đó anh chị hiểu gì về tấm lòng của bà mẹ nông dân này?  

Trả lời

Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ:

- Ban đầu, bà cụ Tứ cũng như những người trong xóm ngụ cư ngạc nhiên vô cùng khi con trai giới thiệu vợ.

- Khi hiểu rõ câu chuyện: Tâm trạng mừng, vui, xót, tủi. "Vừa ai oán, xừa xót thương cho số kiếp đứa con mình". Đối với người đàn bà thì "lòng bà đầy xót thương". Nén tất cả vào lòng, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu mình: "ừ, thôi thì các con phải duyên, phải số với nhau, u cũng mừng lòng".

- Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới, bà cụ Tứ đã nhen nhóm cho các con niềm tin, niềm hi vọng, suốt bữa cơm bà cụ toàn nói chuyện vui mà thôi.

Tấm lòng của bà mẹ nông dân nghèo:

=> Bà cụ Tứ hiện thân của nỗi khổ cuộc sống. Người mẹ chứng kiến cuộc hôn nhân éo le, từ ngạc nhiên đến lo lắng rồi cuối cùng lại xót thương. Chính nhờ tình yêu thương con bà chấp nhận đôi trẻ, hình ảnh người mẹ nông dân nhân hậu mà nhà văn đã xây dựng trong thiên truyện ngắn này.

 

Câu 6
Câu 6 (trang 33 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Anh chị hãy nhận xét về nghệ thuật viết truyện của Kim Lân (cách kể chuyện, cách dựng cảnh, đối thoại, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, ngôn ngữ...).

Trả lời

Nghệ thuật viết truyện của Kim Lân:

- Cách kể chuyện vô cùng tự nhiên, nhưng lại lôi cuốn, hấp dẫn.

- Dựng cảnh chân thật, gây ấn tượng với người đọc: cảnh chết đói "xám xịt" , cảnh bữa cơm ngày đói...

- Miêu tả tâm lý nhân vật tự nhiên, chân thật.

- Ngôn ngữ nhân vật phù hợp với tính cách và thực tế đời sống, ngôn ngữ gần gũi, giản dị

- Tình huống truyện độc đáo, éo le.

- Sử dụng triệt để những thủ pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nhân hóa,..

Luyện tập
Câu 1 (trang 33 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Đoạn văn nào, chi tiết nào của tác phẩm gây xúc động và để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho anh chị? Vì sao?

Trả lời

Lời giải chi tiết

+ Ví dụ: chi tiết nồi “chè khoán”, nồi cháo cám.

 → Một chi tiết nhỏ xuất hiện trong bữa cơm đón nàng dâu mới ở cuối truyện nhưng có sức gợi, sức biểu đạt lớn:

- Thể hiện niềm vui tội nghiệp và tình yêu thương giản dị của bà mẹ lao động nghèo muốn chăm chút cho bữa ăn của gia đình.

- Niềm lạc quan của người phụ nữ đã trải qua nhiều cay cực ở đời: “khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy”.

- Vị đắng chát, nghẹn bứ của nồi cháo cám là minh chứng cho hiện thực khốn cùng, đói khát của dân ta trong nạn đói 1945.

 

 

Luyện tập
Câu 2 (trang 33 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Phân tích ý nghĩa của đoạn kết thiên truyện

Trả lời

- Đoạn kết là diễn biến tất yếu của câu chuyện người dân đang bị lâm vào cảnh chết đói mà còn nghe tiếng thống thúc thu thuế. Vì vậy, Tràng đã nghĩ đến lá cờ Việt Minh.

- Đoạn kết còn thể hiện một tư tưởng nhân đạo mới - nhân đạo cộng sản chủ nghĩa. 

- Kết thúc mở, gợi ra cho người đọc nhiều liên tưởng, suy nghĩ có thể lá cờ sẽ mở ra con đường mới cho người nông dân nghèo.

ND chính

Trả lời

Lời giải chi tiết

Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà còn thể hiện được bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ: ngay trên bờ vực của chết vì nghèo vì đói, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc, cưu mang lẫn nhau.

Soạn bài Vợ nhặt - Kim Lân ngắn nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 33 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Dựa vào mạch truyện, có thể chia tác phẩm thành mấy đoạn? Ý chính của mỗi đoạn? Mạch truyện đã được dẫn dắt như thế nào?

Trả lời

Bài tập 1: Bố cục tác phẩm gồm 4 phần

  •  Phần 1 (từ đầu đến "hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần" ): Tràng đưa Thị về nhà.
  •  Phần 2 (tiếp đến "đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về" ): Kể lại việc Tràng và Thị gặp nhau và lí do họ nên duyên vợ chồng.
  •  Phần 3 (tiếp đến "nước mắt cứ chảy ròng ròng" ): Tình thương của người mẹ nghèo khó đối với hai vợ chồng
  •  Phần 4 ( phần còn lại): Niềm tin vào một tương lai tươi sáng.

Mạch truyện sẽ được dẫn dắt hợp lý, tác phẩm lại mở ra từ cảnh Tràng đưa "vợ nhặt" về nhà gặp mẹ rồi mới kể lại câu chuyện hai người gặp nhau và lý do họ nên duyên vợ chồng.

Câu 2
Câu 2 (trang 33 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung,

Trả lời

Bài tập 2:  Lấy vợ là chuyện vui nhưng mọi người dân ở xóm ngụ cư, bà cụ Tứ và ngay cả bản thân Tràng cũng bất ngờ, không tin đây là sự thật. Giữa nạn đói đang đe dọa, nay no mai đói vậy mà Tràng lại đi lấy vợ

  •  Sự ngạc nhiên cho thấy tác giả đã xây dựng thành công tình huống truyện độc đáo, éo le.
  •  Qua tình huống đó, ta thấy rõ giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm.

Giá trị hiện thực: tố cáo tội ác thực dân, phát xít qua bức tranh xám xịt về người chết đói như rơm rạ. Con người bị tha hóa trở nên rẻ rúng, trơ trẽn, mất đi lòng tự trọng để được ăn no

Giá trị nhân đạo: Tình nhân ái, đùm bọc nhau, khát vọng hướng tới sự sống và hạnh phúc…, những người nghèo ngay bên cạnh cái chết, họ  vẫn nuôi hy vọng tìm đến hạnh phúc.

Giá trị nghệ thuật: Tình huống truyện độc đáo, miêu tả tâm lý nhân vật, ngôn ngữ giản dị,..

Câu 3
Câu 3 (trang 133 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Dựa vào nội dung truyện, hãy giải thích nhan đề Vợ nhặt. Qua tình huống trong truyện, hiểu gì về tình cảm và thân phận của người nông dân nghèo trong nạn đói 1945?

Trả lời

Ý nghĩa nhan đề:

+ Vợ là người đầu ấp tay gối, san sẻ cả cuộc đời với người đàn ông.

+ "Nhặt":  Từ nhặt chỉ hành động ta cầm vật bị đánh rơi lên. Ví dụ: nhặt đồ, nhặt rơm, nhặt rác

=> "Vợ nhặt": Nhan đề truyện độc đáo, vì người ta chỉ nhặt đồ vật chứ không ai nhặt một con người về làm vợ. Cụ thể là anh Tràng "nhặt" được vợ nhờ vào những câu bông đùa và bốn bát bánh đúc.

Qua tình huống truyện:

Qua câu chuyện ta hiểu rõ hơn về nhan đề vợ nhặt. Lấy vợ là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời người đàn ông, sẽ được tổ chức long trọng. Ở đây Tràng chỉ nhờ vào vài câu bông đùa và bốn bát bánh đúc là lấy được Thị. Tình huống truyện thể hiện rõ cảnh ngộ thê thảm của con người trong nạn đói, vì miếng ăn mà trở nên rẻ rúng.

 

Câu 4
Câu 4 (trang 33 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Cảm nhận về niềm khát khao tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng, Kim Lân đã có những phá hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng (lúc quyết định lấy vợ, khi dẫn vợ về qua xóm ngụ cư và nhất là trong b

Trả lời

Phát hiện tinh tế và sâu sắc của Kim Lân, niềm khát khao tổ ấm của Tràng thể hiện qua 3 giai đoạn:

- Lúc quyết định lấy vợ: Lấy được vợ bằng vài câu nói đùa, Tràng chợt lo lắng nghĩ "thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng". Thế nhưng, sau cùng Tràng lại tặc lưỡi một cái "chậc, kệ" => Đấy chính là niềm khát khao của người đàn ông về mái ấm gia đình.

- Khi dẫn vợ về nhà: Tâm trạng anh cu Tràng khác hẳn, hắn phớn phở khác thường."Hắn tủm tỉm cười- nụ cười một mình và hai mắt sáng lên lấp lánh...rồi hắn thấy làm thích, cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình" => Miêu tả đúng tâm trạng người đàn ông khi lần đầu sánh bước cùng người vợ mới.

- Trong buổi sáng đầu tiên sau khi lấy vợ: Tâm trạng của Tràng cũng cũng đổi khác, hắn thấybản thân trưởng thành, có bổn phận lo lắng, trách nhiệm cho vợ con sau này, thấy cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. 

Câu 5
Câu 5 (trang 33 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Phân tích tâm trạng buồn vui lẫn lộn của bà cụ Tứ, qua đó anh chị hiểu gì về tấm lòng của bà mẹ nông dân này?  

Trả lời

Tâm trạng của bà cụ Tứ:

- Tâm trạng bà cụ Tứ buồn vui lẫn lộn, bà buồn vì thấy thương xót cho con trai mình, "người ta dựng vợ gả chồng cho con lúc gia đình ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này". Còn mình thì bổn phận làm mẹ bà chẳng lo lắng cho con được chuyện yên bề gia thất. 

Tấm lòng của bà cụ Tứ:

- Người làm mẹ vui nhất khi thấy con mình yên bề gia thất, với tấm lòng nhân hậu bà không hề khinh rẻ Thị mà còn cảm thấy xót thương cho người phụ nữ ấy vì hoàn cảnh đói khát mới đưa đẩy Thị đến với con trai bà, nhờ đó mà con trai bà lấy được vợ.

- Cũng chính bà cụ là ngời nhóm ngọn lửa hy vọng cho các con về tương lai sau này, tươi đẹp với ruộng vườn, nuôi gà,..

Câu 6
Câu 6 (trang 33 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Anh chị hãy nhận xét về nghệ thuật viết truyện của Kim Lân (cách kể chuyện, cách dựng cảnh, đối thoại, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, ngôn ngữ...).

Trả lời

Nghệ thuật viết truyện của Kim Lân:

- Cách kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn

- Tình huống truyện độc đáo: bất ngờ- xót thương- đồng cảm- niềm tin tương lai.

- Sử dụng ngôn ngữ gần gữi, giản dị

- Cách dựng cảnh chân thực, chi tiết như cảnh bữa cơm ngày đói, cảnh người ta chết vì đói,..

- Xây dựng thành công 3 hình tượng nhân vật cũng như diễn biến tâm lý nhân vật chân thật, tự nhiên.

Luyện tập
Câu 1 (trang 33 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Đoạn văn nào, chi tiết nào của tác phẩm gây xúc động và để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho anh chị? Vì sao?

Trả lời

Chi tiết để lại trong em nhiều ấn tượng đó chính là món "chè khoán" của bà cụ Tứ "ngon đáo để" là lời khen của bà dành cho món chè nào. Qua chi tiết này ta thấy bà cụ là người yêu thương con hết mực, Tràng bắt đầu cảm thấy trách nhiệm với gia đình hơn, còn Thị rất khéo léo trong cách cư xử với mẹ chồng, trước món ăn đắng chát vẫn điềm nhiên cho vào miệng để làm vui lòng mẹ. Như vậy, nồi cháo cámví dụ của tình thân, tình người, niềm tin và hy vọng điều này là một điểm sáng của tác phẩm chỉ qua chi tiết nhỏ mà thể hiện được tính cách của các nhân vật

 

 

Luyện tập
Câu 2 (trang 33 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Phân tích ý nghĩa của đoạn kết thiên truyện

Trả lời

Đoạn kết kết thúc bằng âm thanh tiếng trống dồn dập, bà lão liên tưởng đến tiếng trống thúc thuế của chính quyền. Còn Tràng lại liên tưởng đến hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới, có lẽ đây sẽ là ánh sáng giúp họ thoát ra khỏi bóng tối tối tăm chăng? Một đoạn kết mở khiến cho người đọc có nhiều luồng suy nghĩ, nhưng dù suy nghĩ như nào đi chăng nữa em tin chắc rằng với niềm tin mãnh liệt của bà cụ Tứ, cuộc sống chắc chắn sẽ thay đổi theo hướng tích cực hơn.

 

ND chính

Trả lời

Lời giải chi tiết

Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của nhân dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp  1945 mà còn thể hiện đưuọc bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ: trong cảnh đói nghèo họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

Soạn bài Vợ nhặt - Kim Lân hay nhất

Câu 1
Câu 1 (trang 33 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Dựa vào mạch truyện, có thể chia tác phẩm thành mấy đoạn? Ý chính của mỗi đoạn? Mạch truyện đã được dẫn dắt như thế nào?

Trả lời

Bài tập 1: Dựa vào mạch truyện, tác phẩm có thể chia thành 4 phần

  •  Phần 1 (từ đầu đến "hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần" ):Tràng đưa Thị về làng, về nhà của mình
  •  Phần 2 (tiếp đến "đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về" ): Hoàn cảnh gặp nhau của Tràng và Thị, lí do họ nên duyên vợ chồng
  •  Phần 3 (tiếp đến "nước mắt cứ chảy ròng ròng" ): Tình thương yêu, đồng cảm của bà cụ Tứ đối với hai vợ chồng
  •  Phần 4 ( phần còn lại): Niềm tin vào một tương lai tươi sáng của cả nhà Tràng

Mạch truyện sẽ được dẫn dắt hợp lý, mở đầu tác phẩm là cảnh Tràng đưa Thị về nhà sau đó ra mắt mẹ- Bà cụ Tứ. Tiếp đến là kể cho bà cụ Tứ biết lí do mà Tràng và Thị nên duyên vợ chồng. Cuối cùng là niềm tin vào một tương lai tươi sáng, một ý chí sống mãnh liệt. 

Câu 2
Câu 2 (trang 33 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung,

Trả lời

Người dân xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà vì:

- Trước tiên là bởi vì ngoại hình và gia cảnh của Tràng, anh xấu xí, thô kệch làm nghề đẩy xe bò thuê lại còn là dân ngụ cư ( không có ruộng đất ), người như anh thì khó thể nào có vợ, vậy mà nhờ vào 4 bát bánh đức anh đã dẫn Thị về nhà, một tình huống vô vùng ngạc nhiên và éo le.

- Giữa nạn đói khủng khiếp, gần 2 triệu người chết vì đói. Vậy mà Tràng lại "nhặt" vợ, thêm một miệng ăn đồng nghĩa với việc cuộc sống anh nghèo khổ hơn lúc trước.

- Bà cụ Tứ vô cùng ngạc nhiên và còn nghĩ "Biết có nuôi nổi nhau sống qua cái thì này không?" nỗi lo chung của con người trong nạn đói. Nhưng rồi bà cũng chấp nhận và tin tưởng vào một tương lai tươi sáng.

- Không chỉ riêng gì người dân xóm ngụ cư, bà cụ Tứ mà cả Tràng cũng cảm thấy "ngờ ngợ" thậm chí đến sáng hôm sau anh vẫn không khỏi ngỡ ngàng

Sự ngạc nhiên của các nhân vật đã cho thấy nhà văn đã xây dựng thành công tình huống truyện độc đáo:

- Bối cảnh là xã hội năm 1945, nạn đói năm Ất Dậu, nhắc đến đây là nhắc đến sự chết chóc khi mà nạn đói khủng khiếp đã cướp đi hơn 2 triệu sinh mạng. Trong tác phẩm, Kim Lân miêu tả "ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường", "người chết như ngả rạ", "không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người",..

- Mở đầu khiến người đọc hơi khó hiểu là cảnh Tràng đưa Thị về nhà với biết bao ánh nhìn của hàng xóm, ra mắt cả bà cụ Tứ. Nhưng điều đó cũng thôi thúc sự tò mò của người đọc, sau đó mới kể lại chuyện Tràng và Thị nên duyên vợ chồng và kết thúc tác phẩm là niềm tin vào một tương lai tươi đẹp.

Cách xây dựng tình huống truyện của Kim Lân đã làm nổi bật lên giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Trong đó:

- Giá trị hiện thực:

+ Đó là hệ quả của những chính sách hà khắc, vô nhân tính của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật: Đằng thì bắt đóng thuế, đằng thì bắt nhổ lúa trồng đay. Dân ta lâm vào cảnh một cổ hai tròng áp bức do sự đê hèn, đốn mạt của thực dân Pháp

+ Lên án mạnh mẽ, tố cáo tội ác thực dân, phát xít đã đẩy dân ta vào cảnh đói nghèo. Trong xã hội đó, con người bị cái đói tha hóa đến nỗi rẻ rúng, trơ trẽn, mất đi lòng tự trong để đổi lấy miếng ăn sống qua ngày

+Nạn đói năm ấy đã trở thành một thời kì đen tối trong lịch sử của dân tộc ta bởi hơn 2 triệu đồng bào đã bị cướp đi sinh mạng.

- Giá trị nhân đạo:

+ Điều này được thể hiện nơi anh Tràng, dù nghèo nhưng vẫn hào phóng cho Thị ăn "bốn bát bánh đúc" và đón Thị về làm vợ mình mà không cần suy nghĩ.

 + Nơi bà cụ Tự biết thông cảm, giàu lòng nhân ái, chấp nhận Thị dù bản thân bà cũng nghèo khó, khích lệ động viên các con trong bữa ăn khi toàn nói chuyện vui, cầm bát cháo cám trên tay khen "ngon lắm!"

+ Nơi Thị vẫn chịu ở lại cùng gia đình anh Tràng, vui vẻ đón nhận bát cháo cám từ mẹ chồng, mong chờ một tươi lai tươi sáng.

=> Hình ảnh lá cờ đỏ phấp phới trong suy nghĩ của Tràng ở cuối truyện cho ta thấy cách mạng chính là con đường đưa họ thoát khỏi cuộc sống khốn cùng này mà đến gần hơn với hi vọng, cuộc sống tốt đẹp 

- Giá trị nghệ thuật: Cách xây dựng tình huống truyện độc đáo; miêu tả tâm lý nhân vật; sử dụng ngôn ngữ giản dị, gần gũi mang đậm dấu ấn vùng nông thôn Bắc Bộ

+ Thể hiện được lòng cảm thương sâu sắc của tác giả với những người dân nghèo khổ, sự đau đớn mất mát của người dân nông thôn nghèo đang phải đối mặt.

Câu 3
Câu 3 (trang 133 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Dựa vào nội dung truyện, hãy giải thích nhan đề Vợ nhặt. Qua tình huống trong truyện, hiểu gì về tình cảm và thân phận của người nông dân nghèo trong nạn đói 1945?

Trả lời

Ý nghĩa nhan đề:

+ Vợ là người đầu ấp tay gối, san sẻ cả cuộc đời với người đàn ông, được xem là hậu phương vững chắc cùng người đàn ông xây dựng sự nghiệp và tổ ấm. . Theo phong tục, để lấy được vợ cần sính lễ, lễ đạm hỏi, có sự chứng kiến và chúc phúc từ gia đình, bạn bè, tiệc cưới diễn ra long trọng và chỉnh chu.

+ "Nhặt": Động từ nhặt chỉ hành động ta cầm vật bị đánh rơi từ dưới đất lên.

=> "Vợ nhặt": Nhan đề truyện độc đáo có phần hơi "ngược" vì nhặt là nhặt đồ vât, còn vợ thì phải lấy, phải xin cưới mới có được vợ. Vậy mà tình huống éo le xảy ra ngay trong tác phẩm, anh Tràng "nhặt" được vợ một cách dễ dàng, không cần sính lễ gì. Chỉ vài câu nửa thật nửa đùa cùng với bốn bát bánh đúc là anh đã có vợ

Qua tình huống truyện:

- Qua cảnh khó tin, cảnh nhặt vợ của anh Tràng. Ta thấy được giá trị rẻ rúng của thân phận con người đến thê thảm. Thân phận con người như cọng rơm, cái rạ có thể nhặt ở bất kì đâu, dễ dàng có được trên đường đi làm về nhà. Đó cũng là thảm cảnh, sự khốn khổ cuối cùng của hoàn cảnh. Nhan đề dường như đã thâu tóm toàn bộ nội dung, tư tưởng của tác phẩm.

 

Câu 4
Câu 4 (trang 33 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Cảm nhận về niềm khát khao tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng, Kim Lân đã có những phá hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng (lúc quyết định lấy vợ, khi dẫn vợ về qua xóm ngụ cư và nhất là trong b

Trả lời

Phát hiện tinh tế và sâu sắc của Kim Lân, niềm khát khao tổ ấm của Tràng thể hiện qua 3 giai đoạn:

- Đầu tiên là lúc Tràng quyết định lấy vợ: Sau bữa ăn ở chợ, Tràng có nói bông đùa vài câu thế nhưng Thị lại tin là thật. Lúc đầu, Tràng cũng lo lắm, chợn, nghĩ "thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng". Thế nhưng, Tràng lại tặc lưỡi một cái "chậc, kệ". Cái tặc lưỡi của Tràng là niềm khao khát về một người vợ, tổ ấm của người con trai, giờ đây anh không màng về cảnh nghèo của mình nữa, anh chỉ mong mình có một người vợ, để cùng nhau đẩy xe về mỗi chiều.

- Tiếp theo là lúc dẫn vợ về qua xóm ngụ cư: Bị đám con nít chọc ghẹo "chông vợ hài" , tâm trạng hắn khác hẳn, vẻ mặt hắn c phớn phở khác thường. "Hắn tủm tỉm cười- nụ cười một mình và hai mắt sáng lên lấp lánh...rồi hắn thấy làm thích, cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình", anh cu Tràng không thể kiềm nén, cũng như giấu đi niềm vui lấy vợ của anh, đối với anh lấy vợ là một chuyện khiến anh sung sướng và tự hào, anh tạm quên đi cái cảnh nghèo của dân ngụ cư mà chỉ lo đắm chìm vào hạnh phúc của bản thân.

- Cuối cùng chính là trong buổi sáng đầu tiên sau khi có vợ: Tâm trạng của Tràng cũng có sự đổi khác, khi ngủ dậy Tràng thấy "người êm ái lửng lơ như người vừa trong giấc mơ đi ra". Nhìn cảnh nhà cửa đã được dọn dẹp sẵn, đồ ăn buổi sáng cũng đã được chuẩn bị, bà cụ Tứ rất hơp với Thị anh cảm thấy bản thân mình trưởng thành hơn, cần có trách nhiệm với vợ con. Nhà bây giờ là tổ ấm che nắng che mưa mỗi khi anh đi làm về.

=> Nhà văn Kim Lân thật tinh tế và khéo léo, miêu tả cảnh anh cu Tràng lấy vợ thật thấm thía và cảm động.Cái hạnh phúc ấy làm thay đổi một con người, tinh thần nhân đạo của ông thể hiện rõ nét hơn khi ông viết về người nông dân dẫu trong cái đói, cái rét trong bờ vực thẳm của cái chết họ vẫn không ngừng hướng tới hạnh phúc và yêu thương gia đình. 

Câu 5
Câu 5 (trang 33 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Phân tích tâm trạng buồn vui lẫn lộn của bà cụ Tứ, qua đó anh chị hiểu gì về tấm lòng của bà mẹ nông dân này?  

Trả lời

Tâm trạng bà cụ Tứ:

- Khi anh cu Tràng giới thiệu vợ: Trước hết, bà không khỏi bất ngờ, phải nhìn đi nhìn lại và suy nghĩ mới hiểu hết ý của anh cu Tràng. Từ bất ngờ đến cảm xúc buồn vui lẫn lộn. "người ta dựng vợ gả chồng cho con lúc gia đình ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này" đó là những trăn trở của người mẹ khi chứng kiến cảnh con mình "nhặt" vợ.

- Khi hiểu hết câu chuyện: Một mặt bà xót thương cho anh cu Tràng, mặt khác bà lại không hề khinh người con dâu mới, bà vui vẻ đón nhận Thị băng ftaams lòng rộng lượng, yêu thương con của mình. Bởi lẽ, bà nghĩ người ta đã đói khổ mới tìm đến con trai mình, nhờ vậy mà con bà có được vợ.

 

- Bữa cơm đầu tiên cùng nàng dâu mới: Trên bữa cơm, bà khệ nệ bưng nồi cháo cám để "chiêu đãi" con dâu, dù đó là món ăn khó nuốt nhưng bà vẫn khích lệ hai con rằng nó "ngon lắm", trong suốt bữa cơm bà liên tục nhắc về chuyện sau này như là có tiền sẽ nuôi gà để nó đẻ,..nồi chè khoán của bà là phương tiện để tiếp thêm năng lượng cho các con tin vào một tương lai tươi sáng. 

Tấm lòng của bà cụ Tứ:

- Bà cụ Tứ có tấm lòng độ lượng, nhân hậu đúng như khuôn mẫu những bà mẹ Việt Nam xưa.

- Là người lớn tuổi nhất trong tác phẩm nhưng lại là người truyền lửa, truyền niềm tin, lạc quan nhất tác phẩm.

- Bà cũng từng lấy chồng, nên rất đồng cảm với Thị, khoan dung, độ lượng với người con dâu mới này.

 

Câu 6
Câu 6 (trang 33 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Anh chị hãy nhận xét về nghệ thuật viết truyện của Kim Lân (cách kể chuyện, cách dựng cảnh, đối thoại, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, ngôn ngữ...).

Trả lời

Tác phẩm  vợ nhặt đã bộc lộ cái tài và cái duyên viết truyện ngắn của Kim Lân. Điều đó được thể hiện ở những phương diện sau:

- Trước hết là cách kể chuyện hấp dẫn, đầu tiên là cảnh Tràng dẫn Thị về nhà hơi gây khó hiểu cho người đọc, nhưng đồng thời cũng làm tăng tính tò mò của người đọc với những cảnh sau là ra mắt bà cụ Tứ, ăn cơm, cảnh nghĩ về tương lai,..

- Cách dựng cảnh với nhiều chi tiết đặc sắc, tình huống truyện độc đáo, tình khi xây dựng được nhiều chi tiết đặc sắc nào là cảnh người chết như ngả rạ, những cái xác còng queo bên đường, nồi cháo cám của bà cụ Tứ được miêu tả như món "chè khoán", chi tiết Tràng nhớ lại hình ảnh mình đi phá kho thóc Nhật lá cờ đỏ bay phấp phới.

- Kim Lân cũng thể hiện sự tài tình của mình khi miêu tả diễn biễn tâm trạng của  nhân vật một cách tự nhiên chân thực.

- Sử dụng ngôn từ giản dị, gần gũi đặc trưng ngôn ngữ vùng Bắc Bộ.

- Qua tác phẩm, lên án chế độ phát xít đồng thời tác giả còn xót thương cho số phận của người nông dân nghèo khổ.

Luyện tập
Câu 1 (trang 33 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Đoạn văn nào, chi tiết nào của tác phẩm gây xúc động và để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho anh chị? Vì sao?

Trả lời

Theo em, chi tiết ấn tượng nhất chính là nồi chè khoán của bà cụ Tứ xuất hiện ở phần cuối tác phẩm, dù là một chi tiết nhỏ nhưng vô cùng ý nghĩa. Đó là nồi chè bà đã cất công làm đãi cô con dâu mới. Bà cụ bưng bát chè khoán ra với tâm trạng vui phơi phới, và cố kiềm đi nỗi tủi cực của một hoàn cảnh nghèo khó, rồi bà bưng ra một cái nồi bốc khói nghi ngút "Chè khoán đây, ngon đáo để cơ” bà vui vẻ nói, nhưng thực ra nào đâu có phải chè khoán? Thực chất chỉ là một nồi cháo cám nghẹn bứng, đắng và chát. Bà cố tình vui vẻ thể thôi, để truyền niềm vui, lạc quan hy vọng vào các con. Thể hiện tâm trạng của một người mẹ nghèo trong nạn đói 1945. Hơn thế, đó còn là sự biểu hiện một tâm trạng vui mừng của bà cụ Tứ trong ngày hạnh phúc của con trai mình. "Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để” lời nói trong vui mà có buồn, nỗi xót xa như ứ đọng nhưng buộc phải vui để mà sống. Vì vậy ta càng cảm nhận hơn một trái tim ấm áp, tấm lòng nhân hậu và vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng. Hơn thế nữa, ta còn nhìn nhận ra rằng Tràng và Thị đã phần nào thay đổi, Tràng bắt đầu ý thức trách nhiệm của bản thân cho gia đình và Thị cũng đã khéo léo trong cách cư xử, chị và vào miệng dù món ăn khó nuốt để làm vui lòng mẹ.

Luyện tập
Câu 2 (trang 33 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Phân tích ý nghĩa của đoạn kết thiên truyện

Trả lời

Đoạn kết kết thúc bằng âm thanh tiếng trống dồn dập, bà lão liên tưởng đến tiếng trống thúc thuế của chính quyền. Còn Tràng lại liên tưởng đến hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới, có lẽ đây sẽ là ánh sáng giúp họ thoát ra khỏi bóng tối tối tăm chăng? Một đoạn kết mở khiến cho người đọc có nhiều luồng suy nghĩ, nhưng dù suy nghĩ như nào đi chăng nữa em tin chắc rằng với niềm tin mãnh liệt của bà cụ Tứ, cuộc sống chắc chắn sẽ thay đổi theo hướng tích cực hơn.

Kết thúc truyện góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của Kim Lân: trân trọng niềm khát vọng sống ngay bên sự đói nghèo của người lao động nghèo; niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng. Sự đồng cảm, xót xa của nhà văn cũng thể hiện qua đoạn kết này

ND chính

Trả lời

Lời giải chi tiết

Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói  năm 1945 mà còn thể hiện đưuọc bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ: ngay trên bờ vực của chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Thông qua đó còn phê phán, lên án gay gắt chế độ thực dân, phát xít đã đẩy nhân dân ta vào cảnh đói nghèo. Đồng thời thể hiện lòng cảm thông sâu sắc của tác giả đối với nhân dân ta.
0.05305 sec| 2533.984 kb