Soạn văn Lớp 7

Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca)

208 lượt xem
Soạn bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá - ngữ văn 7 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, Sytu.vn giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Bài ca nhà tranh bị gió thu phá cực ngắn - Sytu.vn

  • Phổ thông nhất
  • Ngắn nhất
  • Hay nhất

Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) phổ thông nhất

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 133 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Tìm hiểu và phân tích bố cục của bài thơ.

Trả lời

Bài thơ gồm 4 phần:

- Đoạn 1 (5 dòng đầu): Bối cảnh chung: Gió thu cuộn mất ba lớp tranh nhà tác giả.

- Đoạn 2 (5 dòng kế): Uất ức vì già yếu nên bị bọn trẻ con xô cướp giật mất tranh.

- Đoạn 3 (8 dòng kế tiếp): Nỗi khổ nhà dột, ướt lạnh, con quậy phá, lo lắng vì loạn lạc.

- Đoạn 4 (phần còn lại): Tình cảm cao cả vị tha của tác giả.

Cũng có thể có cách chia bố cục theo kiểu khác: bài thơ có 2 phần: phần đầu 18 câu làm nền và phần sau 5 câu thể hiện ước mơ cao cả, tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Đỗ Phủ. Riêng phần đầu có thể chia thành ba phần nhỏ.

Cách phân chia sau cũng rất hợp lí.

Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 134 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Kẻ bảng vào vở và đánh dấu × vào ô mà em cho là hợp lí.

Trả lời

Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 134 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Những nỗi khổ nào của nhà thơ đã được đề cập trong bài thơ? Tác giả đã miêu tả và thể hiện sinh động, khúc chiết những nỗi khổ đó như thế nào?

Trả lời

Giây lát, gió lặng, mây tối mực,

Trời thu mịt mịt đêm đen đặc

Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt,

Con nằm xấu nết đạp lót nát

Đầu giường nhà dột chẳng chừa đâu

Dày hạt mưa, mưa, mưa chằng dứt

Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 134 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Giả sử không có 5 dòng thơ cuối thì ý nghĩa, giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi như thế nào? Phân tích tình cảm cao quý của nhà thơ được biếu hiện qua phần cuối.

Trả lời

Giá trị của bài thơ đã tăng lên nhiều lần nhờ ở đoạn kết:

“Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,

Cho khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,

Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bản!

Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt

Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!”

- Để viết những dòng thơ “xuất thần” tuyệt vời này, Đỗ Phủ vượt lên trên nỗi đau khổ, nghèo túng của chính bản thân mình.

- Nhà thơ mơ ước có được “nhà rộng muôn ngàn gian” vững chãi trước giông bão gió mưa để che cho những kẻ sĩ nghèo trong khắp thiên hạ. Bao giờ nhìn thấy nhà ấy sừng sững dựng trước mắt thì riêng lều của nhà thơ tan nát, tấm thân cửa nhà thơ dẫu có chết vì giá rét vẫn cam lòng.

- Đỗ Phủ đã quên mình đi để mơ ước điều no ấm cho muôn dân. Đây là biểu hiện của tinh thần nhân đạo cao cả.

Luyện tập
Dùng tối đa là hai câu để nêu lên ý chính của đoạn văn sau đây bàn về Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ:       ...Trong bài thơ này, Đỗ Phủ đã miêu tả nỗi thống khổ của bản thân song khi đọc xong phần cuối của bài thơ, chúng ta liền biết rằng nh

Trả lời

Dùng tối đa là hai câu để nêu lên ý chính của đoạn văn sau đây bàn vềBài ca nhà tranh bị gió thu phácủa Đỗ Phủ:

...Trong bài thơ này, Đỗ Phủ đã miêu tả nỗi thống khổ của bản thân song khi đọc xong phần cuối của bài thơ, chúng ta liền biết rằng nhà thơ không miêu tả sự thống khổ của bản thân một cách cô lập, đơn thuần mà thông qua miêu tả sự thống khổ của bản thân để biểu hiện sự thống khổ của tất cả “kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ”, để biểu hiện thảm họa của xã hội, của thời đại. Nếu khi đọc đến câu "Quay về chống gậy tự than thở” còn chưa lí giải sâu sắc nội dung của tiếng “than thở” của nhà thơ thì, hẳn đọc đến câu “Ô hô! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt. Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được”, ta sẽ nhận ra rằng nhà thơ không chỉ vì sự bất hạnh của chính mình mà than thở, mà mất ngủ, mà gào to thét lớn! Trong đêm thu bị mưa vùi gió đập một cách tàn nhẫn, điều quay cuồng trong đầu óc nhà thơ không chỉ là chuyện "Riêng lều ta nát” mà còn là tình cảnh mọi ngôi nhà tranh của “Kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ” đều rách nát... Hàng trăm, nghìn năm nay tình cảm lo nước thương dân nồng cháy và lí tưởng cao cả, yêu cầu khẩn thiết thay đổi hiện thực đen tối của Đỗ Phủ mãi mãi kích động tâm khảm độc giả và phát huy tác dụng tích cực.

(Hoắc Tùng Lâm - Trong cuốn Đường thi giám tưởng từ điển Thượng Hải từ thư xuất bản xã tr.530 - 531 - Nguyễn Khắc Phi trích dịch)

Lời giải chi tiết

Bài ca nhà tranh bị gió thu phá không chỉ thể hiện nỗi thống khổ của bản thân Đỗ Phủ mà còn là nỗi khổ của bao kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ. Tấm lòng yêu nước thương dân và lí tưởng, khát vọng cao cả của tác giả sẽ mãi còn mãi trong tâm khảm và trái tim của độc giả.

ND chính

Trả lời

Bài thơ thể hiện nỗi khổ của nhà thơ khi căn nhà bị gió thu phá. Vượt lên trênbất hạnh cá nhân, Đỗ Phủ bộc lộ khát vọng cao cả, tấm lòng vị tha vì muôn người, thấm thía sâu sắc nỗi thống khổ của người nghèo và mơ ước về ngôi nhà rộng vững chắc che chở cho ngàn vạn người nghèo trong thiên hạ.

Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) ngắn nhất

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 133 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Tìm hiểu và phân tích bố cục của bài thơ.

Trả lời

Câu 1: Bài thơ có thể chia thành 4 phần:

  • Phần 1 (5 câu đầu): miêu tả ngôi nhà tranh bị gió thu tốc mái.
  • Phần 2 (5 câu tiếp): trẻ con cướp tranh, nhà thơ quay về lòng ấm ức.
  • Phần 3 (8 cáu tiếp): Nỗi khổ của tác giả và gia đình trong đêm mưa.
  • Phần 4 (còn lại): niềm mơ ước của nhà thơ về cuộc sống ấm áp cho dân sinh và nguyện hi sinh bản thân mình.

Thống kê số câu của mỗi phần: Bài thơ có 3 khổ 5 câu: khổ 1, khổ 2, khổ 4.  Khổ 3 có 8 câu

Lý giải: Đoạn 3 tác giả tập trung miêu tả những chi tiết về sự cực khổ trong đêm mưa Điều đó đã khiến cho ý thơ nhiều hơn, dài hơn.

Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 134 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Kẻ bảng vào vở và đánh dấu × vào ô mà em cho là hợp lí.

Trả lời

II. Soạn bài siêu ngắn: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Câu 2: Phương thức biểu đạt từng phần:

  • Phần 1: Miêu tả, miêu tả kết hợp tự sự
  • Phần 2: Tự sự, tự sự kết hợp biểu cảm
  • Phần 3: Miêu tả, miêu tả kết hợp biểu cảm
  • Phần 4: Biểu cảm trực tiếp
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 134 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Những nỗi khổ nào của nhà thơ đã được đề cập trong bài thơ? Tác giả đã miêu tả và thể hiện sinh động, khúc chiết những nỗi khổ đó như thế nào?

Trả lời

Câu 3: Những nỗi khổ đau được Đỗ Phủ miêu tả trong bài thơ:

  • Ngôi nhà bị gió cuốn => chua chát và sự bất lực
  • Cảnh trẻ con cướp những tấm tranh => nỗi đớn đau về mặt tinh thần
  • Nằm trong mưa lạnh, suốt một đêm không ngủ => làm cho nỗi khổ thêm chồng chất.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 134 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Giả sử không có 5 dòng thơ cuối thì ý nghĩa, giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi như thế nào? Phân tích tình cảm cao quý của nhà thơ được biếu hiện qua phần cuối.

Trả lời

Câu 4: Tinh thần nhân đạo, nhân văn cao cả của bài thơ được tác giả gửi gắm vào khổ thơ cuối cùng. Vậy nếu bài thơ chỉ dừng lại ở các khổ thơ trên sẽ chỉ làm rõ được giá trị hiện thực.  Do đó, giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi ít nhiều.

Luyện tập
Dùng tối đa là hai câu để nêu lên ý chính của đoạn văn sau đây bàn về Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ:       ...Trong bài thơ này, Đỗ Phủ đã miêu tả nỗi thống khổ của bản thân song khi đọc xong phần cuối của bài thơ, chúng ta liền biết rằng nh

Trả lời

Đang cập nhật ...!
ND chính

Trả lời

Đang cập nhật ...!

Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) hay nhất

Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 133 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Tìm hiểu và phân tích bố cục của bài thơ.

Trả lời

- Bài thơ được chia thành 4 phần:

+ Phần 1: (Khổ 1): Cảnh nhà tranh bị gió thu phá

+ Phần 2: (Khổ 2): Cảnh lũ trẻ tranh nhau cướp tranh

+ Phần 3: (Khổ 3): Nỗi khổ của gia đình trong đêm mưa khi ngôi nhà đã bị phá

+ Phần 4: (Khổ 4): Ước mong của nhà thơ về ngôi nhà muôn ngàn gian che cho kẻ sĩ nghèo khắp thiên hạ.

- Thống kê số câu mỗi phần;

+ Phần 1, 2, 3: 5 câu

+ Phần 4: 8 câu

- Lý giải sự khác nhau về số lượng chữ, câu ở các phần

+ Phần 1 và 2 chủ yếu thiên về tự sự kết hợp với miêu tả nên số câu ít hơn. Riêng phần 3 có số câu dài hơn nhằm nhấn mạnh nỗi khổ của nhà thơ trước gia cảnh khó khăn lại gặp lúc mưa gió.

+ Phần 4 có số câu dài nhất bởi đây là phần dồn nén những cảm xúc, tâm tư, khát vọng của nhà thơ. Đó không chỉ là ước nguyện về ngôi nhà che mưa chắn gió cho bản thân mà còn là mái nhà rộng lớn để kẻ sĩ nghèo khắp thiên hạ có được chỗ dung thân. Cảm xúc ấy gặp hoàn cảnh mà trào dâng mãnh liệt khiến cho số chữ trong câu cũng dài hơn những phần trước.

Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 134 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Kẻ bảng vào vở và đánh dấu × vào ô mà em cho là hợp lí.

Trả lời

  Phương thức biểu đạt

Miêu tả

Tự sự

Biểu cảm trực tiếp

Miêu tả kết hợp tự sự

Miêu tả kết hợp biểu cảm

Tự sự kết hợp biểu cảm

Kết hợp cả ba phương thức

Phần 1

 

 

 

X

 

 

 

Phần 2

 

 

 

 

 

x

 

Phần 3

 

 

 

 

x

 

 

Phần 4

 

 

x

 

 

 

 

Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 134 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Những nỗi khổ nào của nhà thơ đã được đề cập trong bài thơ? Tác giả đã miêu tả và thể hiện sinh động, khúc chiết những nỗi khổ đó như thế nào?

Trả lời

Trong bài thơ, nhà thơ đã đề cập một số nỗi khổ rất chân thực và sinh động

Đầu tiên là nỗi khổ khi nhà bị gió cuốn đi mất khiến cho kẻ nghèo không còn chỗ nương thân. Mở đầu bài thơ, nhà thơ khắc họa hình ảnh “thu cao, gió thét già” khiến người đọc có thể hình dung được sự dữ dội, khốc liệt của thiên nhiên. Tiếp đó là khung cảnh tan hoang của ngôi nhà khi tranh bay tuốt sang sông.

Không dừng lại ở đó, nhà thơ còn không dấu nổi sự thương tâm và bất lực khi chứng kiến sự thay đổi bản tính của con người trong thời loạn lạc. Thông thường trẻ con đều ngây thơ, không tính toán, vụ lợi. Nhưng gặp buổi đói kém trong cơn binh biến, những đứa trẻ lại trở nên ích kỉ, bất chấp tất cả mà tranh cướp nhau trước tình cảnh cụ già sức tàn lực kiệt không thể làm gì. Cuối cùng, nhà thơ chỉ biết “Quay về, chống gậy lòng ấm ức”.

Cuối cùng và cũng là nỗi đau hơn hết thảy là tình cảnh khổ sở khi phải trải qua đêm mưa lạnh gió trong cảnh màn trời chiếu đất. Một loạt cảnh được nhà thơ khắc họa càng đẩy nỗi khổ này lên đến đỉnh điểm như “Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt”, con nằm đạp lót nát lại thêm cảnh nhà dột. Nhưng tất cả chưa dừng lại ở đó, hoàn cảnh ra đời của bài thơ còn là lúc đất nước bạo loạn liên miên với sự biến An Lộc Sơn – Sử Tư Minh. Bởi vậy nên nhà thơ không thể không lo lắng, nghĩ suy tới vận nước, tới người dân ‘Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê”. Đêm cứ thế càng dài thêm, nỗi khổ đau lại càng chồng chất khổ đau.

Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 134 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Giả sử không có 5 dòng thơ cuối thì ý nghĩa, giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi như thế nào? Phân tích tình cảm cao quý của nhà thơ được biếu hiện qua phần cuối.

Trả lời

Năm câu cuối của bài thơ là kết tinh cao đẹp nhất của giá trị nhân đạo mà nhà thơ muốn truyền tải tới người đọc. Nếu như không có những dòng thơ cuối này thì bài thơ chỉ đơn thuần là khắc họa hiện thực đau khổ, bi đát của nhà thơ cũng như của những dân nghèo cùng khổ trong cơn suy biến của xã hội.

Tình cảm của nhà thơ có thể được chia thành hai loại là nhân ái và vị tha. Tình cảm nhân ái được thể hiện ở việc nhà thơ ước mong có mái nhà rộng lớn có thể che chở cho kẻ sĩ nghèo khắp thiên hạ. Căn nhà ấy có thể vững vàng trước gió mưa của thiên nhiên hay là giông bão của thời cuộc. Thông thường trong hoàn cảnh khổ đau của bản thân, người ta chỉ quan tâm làm sao để mình có thể vượt qua nó. Nhưng điều đáng trân trọng ở nhà thơ là ông suy nghĩ đến những hoàn cảnh, những mảnh đời cũng có chung nỗi khổ mà mở rộng ước mơ của bản thân mình. Đồng thời, tinh thần nhân đạo của nhà thơ còn thể hiện ở tình cảm vị tha hết mực. Tuy đang trải qua cơn mưa bão dưới mái nhà tan hoang nhưng nhà thơ vẫn sẵn sàng hi sinh thân mình để đổi lại sự bình an, yên ấm cho kẻ sĩ nghèo khắp thiên hạ “Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được”.

Soạn bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (chi tiết) | Soạn văn 7

Luyện tập
Dùng tối đa là hai câu để nêu lên ý chính của đoạn văn sau đây bàn về Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ:       ...Trong bài thơ này, Đỗ Phủ đã miêu tả nỗi thống khổ của bản thân song khi đọc xong phần cuối của bài thơ, chúng ta liền biết rằng nh

Trả lời

Đang cập nhật ...!
ND chính

Trả lời

Đang cập nhật ...!
0.10169 sec| 2453.859 kb